Hiện tượng Trăng xanh nghe có vẻ ly kỳ nhưng thực tế điều này mô tả là hiện tượng trăng tròn 2 lần trong 1 tháng.
"Trăng xanh (hay Blue Moon trong tiếng Anh) không phải là hiện
tượng thiên văn học, chỉ là một khái niệm của phương Tây để chỉ hai lần trăng
rằm trong cùng một tháng dương lịch. Bởi vì theo lẽ thường thì một năm dương
lịch có 12 tháng dương lịch, và một năm dương lịch sẽ có 12 lần trăng tròn, nên
tương đương một tháng dương lịch sẽ có một lần trăng tròn.
Tuy nhiên, do mỗi năm dương lịch dài hơn mỗi năm âm lịch 11 ngày,
nên những ngày này sẽ dồn lại qua các năm, mà chính xác là sau 2,7 năm dương
lịch, là sẽ có thêm một lần trăng tròn.
Như vậy, tháng 7/2015, sẽ có 2 lần trăng tròn rơi vào ngày 2 và 31
(tại Mỹ, xảy ra vào ngày 1/7).
Trăng xanh sẽ xảy ra vào ngày 31/7/ 2015 (Ảnh minh họa)
Bao lâu chúng ta sẽ thấy Trăng xanh trong tháng 7?
Sau 19 năm, chu kỳ trăng tròn 2 lần trong tháng sẽ xảy ra, còn gọi
là chu kỳ Meton. Điều này có nghĩa tới năm 2034, chúng ta sẽ lại chứng kiến hai
lần trăng tròn trong tháng 7 và một trăng xanhvào ngày 31/7/2034.
Trong chu kỳ Meton, có 235 lần trăng tròn nhưng chỉ có 228 tháng
dương lịch. Vì số lần trăng tròn lớn hơn số tháng dương lịch nên sẽ có 7 tháng
dương lịch có 2 trăng tròn.
Theo anh Nguyễn Anh Tuấn (Đại diện nhóm thiên văn học Vũ trụ trong
tầm tay), có nhiều cách diễn giải khác nhau về Trăng xanh liên quan tới lần
trăng tròn dư thừa này.
Trong tính toán ngày tháng cho Mùa Chay và Lễ Phục Sinh thì giới
tu sĩ Công giáo phải xác định ngày diễn ra Trăng Mùa Chay. Người ta cho rằng
theo dòng lịch sử khi thời điểm trăng tròn đến quá sớm thì họ gọi kỳ trăng tròn
sớm đó là Trăng phản, tức là Trăng phản bội hay Trăng màu, tức là Trăng màu
sắc. Và như vậy Trăng Mùa Chay đã đến vào đúng thời điểm dự kiến dành cho nó.
Còn theo văn hoá dân gian phương Tây thì người ta đặt tên cho ngày
trăng tròn theo thời gian của năm. Mặt Trăng đến quá sớm mà không có tên dân
gian – được gọi là Trăng xanh – để tính đúng thời gian trong lần trăng
sau.
Lịch nhà nông định nghĩa từ Trăng xanh là kỳ trăng tròn dư thừa
xảy ra trong một mùa. Thông thường một mùa có ba lần trăng tròn, nhưng nếu một
mùa có bốn lần trăng tròn thì lần trăng tròn thứ ba được gọi là Trăng xanh. Lưu
ý rằng mùa tại các quốc gia vùng vĩ độ ôn đới nói chung được coi là bắt đầu vào
các ngày phân (xuân phân, thu phân) hay ngày chí (hạ chí, đông chí) nên Trăng
xanh theo cách hiểu này nếu xảy ra thì đều rơi vào khoảng thời gian xấp xỉ 1
tháng trước ngày chí hay ngày phân.
Định nghĩa được dùng gần đây được giải thích là đêm trăng tròn lần
thứ hai trong tháng dương lịch bắt nguồn từ một nhầm lẫn vào năm 1946 và đến
năm 1999 mới được phát hiện. Ví dụ, ngày 31/12/2009 sẽ được gọi là Trăng xanh
theo định nghĩa này.
Nhưng tại sao lại là màu xanh mà không phải các màu sắc khác ?
Trước đây đã có nhiều đề xuất hãy thay đổi Trăng xanh cho cái tên Trăng Phản
Bội, vì Trăng Phản Bội làm cho mọi người có cảm giác là Mùa Chay sẽ tiếp tục
kéo dài thêm và họ phải tiếp tục ăn chay thêm một tháng nữa.
Nghĩa đen sát nhất của từ Trăng xanh là khi Mặt Trăng (không nhất
thiết phải là trăng tròn) xuất hiện với một màu xanh nhạt bất thường và đó là
một sự kiện hiếm gặp. Có thể là do khói hoặc các hạt bụi trong khí quyển xuất
hiện sau sự kiện cháy rừng ở Thụy Điển và Canada vào năm 1950, đáng chú ý nhất
là sau khi vụ phun trào núi lửa Krakatoa vào năm 1883 đã gây ra Mặt Trăng xuất
hiện một màu xanh đến gần hai năm.
Thường thì Trăng xanh cách nhau 2 hoặc 3 năm mới xuất hiện lại,
nhưng có khi nào hai lần Trăng xanh xuất hiện trong cùng một năm dương lịch
không? Đã từng có như vậy, đó là vào năm 1999, đã có hai trăng rằm trong tháng
1 và hai trăng rằm trong tháng 3 năm đó, tức là tháng 2 dương lịch năm 1999
không có trăng tròn. Tiếp tục hai lần Trăng xanh trong một năm dương lịch sẽ
xảy ra vào tháng 1 và tháng 3/2018, và tháng 1 và tháng 3/2037.
Và nó cũng có quy luật, đó là cứ sau 19 năm thì tháng 2 dương lịch
sẽ không có trăng tròn, và lúc đó sẽ có hai lần Trăng xanh trong cùng một năm
dương lịch, xảy ra vào tháng 1 và tháng 3 dương lịch.
Như vậy, Trăng xanh chỉ là hai lần trăng tròn xuất hiện trong cùng
một tháng dương lịch, khi đó Mặt Trăng sẽ như bao lần trăng rằm khác, tức là nó
sẽ không hề đổi màu thành màu xanh. Tuy đây không phải là một sự kiện thú vị để
quan sát, nhưng nó là một sự kiện hiếm gặp và ít khi xảy ra hơn so với Nguyệt
thực hay còn gọi là Mặt Trăng máu".
Trích nguồn: http://www.24h.com.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét